Chị Ngân (37 tuổi, Hà Nội) là một hộ kinh doanh tạp hóa nhỏ, trước đây chị có một khoản vay tín chấp tại ngân hàng nhưng do đóng trễ hạn 90 ngày nên chị được xếp vào danh sách nợ xấu và không thể vay được tín chấp do thông tin của chị được cập nhật trên mạng lưới Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), gần đây chị đang cần vay gấp một khoản tiền để nhập hàng kinh doanh chị muốn thế chấp chiếc xe máy của mình để vay tiền nhưng chị đang do dự không biết liệu nợ xấu có vay thế chấp hay không hoặc có hình thức nào cho vay trường hợp dính nợ xấu như chị.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được xem là điểm đen trong lĩnh vực tài chính tín dụng. Nợ xấu được hiểu đơn giản là những khoản nợ khó đòi, khi đã quá hạn thanh toán trên 3 tháng (tức 90 ngày), người vay không thể trả hết số nợ theo thỏa thuận ban đầu. Điều này có thể bao gồm việc không trả nợ đúng hạn, không trả lãi suất, không đáp ứng các điều kiện vay hoặc không đảm bảo tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng.
Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Qua đó các tổ chức tín dụng cho vay xem xét rủi ro tài chính của người vay trước khi quyết định cấp vay. Khi bị dính nợ xấu, người vay có thể gặp khó khăn trong việc vay tiền tương lai.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu có vay thế chấp được không?
Khi có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên hầu như không được hỗ trợ vay vốn tín chấp nhưng nếu là vay thế chấp thì có thể là có. Tuỳ thuộc vào tình trạng nợ xấu của người vay, mỗi ngân hàng công ty tài chính sẽ đưa ra những quy định riêng và người đi vay hoàn toàn có thể được hỗ trợ vay.
Nếu người vay có nợ xấu nhóm 3 – 5 (từ 90 ngày trở lên) thì hầu hết không một ngân hàng hoặc công ty tài chính nào phê duyệt khoản vay. Một số ngân hàng cũng phủ nhận cho vay đối với những người vay nợ xấu thuộc nhóm 2 – 3 kỳ mà mắc nợ liên tiếp.
Còn nếu người vay đang dính nợ xấu nhóm 1 (tức đóng chậm hạn từ 1 – 10 ngày) thì ngân hàng vẫn có thể chấp nhận cho vay mà không gặp khó khăn gì. Với nợ xấu nhóm 2 (tức là đóng chậm từ 10 – 30 ngày), vẫn được vay nhưng phải đạt đủ một số điều kiện của ngân hàng hoặc công ty tài chính đó.
Tùy thuộc vào mức độ nợ mà bạn có thể được xét hồ sơ vay tiếp tục không. |
Trong trường hợp chị Ngân, trước đó chị bị đóng trễ 90 ngày nên được xếp nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) nên không có ngân hàng nào chấp nhận cho khách hàng nhóm này vay vay tín chấp cũng như vay thế chấp. Để được vay tiếp tục trong trường hợp này, điều duy nhất mà chị Ngân cần thực hiện là trả hết gốc và lãi, sau đó chờ 3-5 năm để vay trở lại.
Do chị Ngân đang có tài sản là chiếc xe máy chị Ngân có thể lựa chọn vay bằng cách khác như vay cầm cố tài sản (cầm đồ). Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản, chị Ngân có thể lựa chọn các đơn vị uy tín.
Tuy nhiên, khi chọn cho vay cầm cố, chị Ngân cần làm rõ một số vấn đề như lãi suất, các điều khoản vay, các loại phí và phí phạt trả trễ hạn (nếu có), và đảm bảo có thể trả nợ đúng thời gian như đã thỏa thuận với bên cho vay.
Đến hạn, nếu bên vay không trả nợ, công ty cho vay có thể xử lý tài sản cầm cố bằng cách bán tài sản và dùng số tiền bán được để trừ nợ, hoặc nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
Ngoài ba hình thức cho vay tín chấp, thế chấp và cầm cố tài sản (cầm đồ) thì hiện nay trên mạng có rất nhiều đơn vị quảng cáo cho vay qua app, cho vay bất chấp nợ xấu… Tuy nhiên, người dân cần lưu ý tìm hiểu thông tin, không nên lựa chọn vay từ những đơn vị không rõ ràng hoặc những hình thức cho vay mà chưa được nhà nước công nhận vì rất có thể sẽ dính bẫy của tín dụng đen.